Trong môi trường kinh tế hội nhập, bản thân doanh nghiệp không thể vượt qua được những hạn chế của chiến lược kinh tế vĩ mô. Bản thân họ trông cậy rất nhiều vào chiến lược kinh tế vĩ mô để nương theo mà phát triển.

alibaba websiteTheo lối đi của Jack Ma với Alibaba, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đã lập trang web với mô hình kinh doanh B2B như Alibaba với hy vọng cũng sẽ làm được như thế. Nhiều dự án kinh doanh qua mạng kết nối doanh nghiệp, gọi là B2B, đã được khởi động trong nhiều năm qua, qui mô nhỏ có, lớn có, nhưng chưa có trang web thương mại điện tử B2B Việt nào thành công.

Vì sao vậy?

Theo phân tích của các quan chức các bộ ngành có liên quan và cả giới CNTT thì lý do thường được đưa ra là do Việt Nam chưa có công cụ thanh toán online nào đủ mạnh, đủ uy tín để hỗ trợ thương mại điện tử.

Còn theo tôi?

Tôi thì tôi cho rằng, giả sử rằng Việt Nam có công cụ thanh toán đạt yêu cầu đi nữa thì các website thương mại B2B cũng chỉ kết nối được một phần của thị trường nội địa, trong khi Jack Ma thành công là nhờ kết nối được các nhà sản xuất TQ với cả thế giới.

Điều mà Jack Ma đã làm tốt là Jack Ma thông qua Alibaba đã tạo ra được một cơ sở hạ tầng tốt để người bán và người mua họp chợ. Còn để chợ hoạt động thành công thì phải có đông người mua, nhiều người bán. Tức là hàng hóa của người bán phải đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng về mặt chất lượng và đặt biệt là giá cả phải cạnh tranh.

Người mua online là cả thể giới internet, về mặt nguyên tắc thì ai cũng có thể tiếp cận được, sự khác nhau có chăng là nằm ở hàng hóa. Nhờ đâu mà người bán (doanh nghiệp TQ) có hàng hóa hấp dẫn, đa dạng? nhờ đâu mà họ có thể bán với giá rất cạnh tranh?

Theo tôi, câu trả lời cho câu hỏi trên nằm ở chiến lược kinh tế quốc gia.

Nhiều năm trước, TQ đã có chủ trương biến TQ thành nhà xưởng của thế giới. Họ tạo ra một môi trường khuyến khích, hỗ trợ tối đa cho sản xuất trong nước phát triển. Chính nhờ chiến lược nầy mà các doanh nghiệp của TQ có nhiều thuận lợi để phát triển lớn mạnh, để từ đó mà Jack Ma có những nguồn hàng đa dạng, chất lượng quốc tế, với mức giá hấp dẫn cho hoạt động kinh doanh qua mạng.

Trong khi đó, chiến lược kinh tế của Việt Nam thì khác. Việt Nam không có chủ trương khuyến khích phát triển sản xuất đại trà như ở TQ.

Vì vậy cho nên, nếu bạn học theo cách làm của Jack Ma, thì dù bạn có đầu tư xây dựng chợ online lớn và hoành tráng hơn chợ Alibaba của Jack Ma đi nữa, thì bạn cũng khó mà thành công được như Jack Ma, bởi vì bạn không có được nguồn hàng dồi dào, đa dạng, với giá cả hấp dẫn như chợ của Jack Ma.

Tôi cũng giữ nguyên quan điểm nầy đối với ngành bán lẻ truyền thống của VN, và tôi cảm thấy quan ngại cho tương lai của Co-opmart.

Tôi cho rằng Co-opmart sẽ khó mà cạnh tranh và tiếp tục phát triển sau khi thị trường Việt Nam mở cửa hoàn toàn trong thời gian đến.

Bởi hầu như trên thế giới không có một hệ thống bán lẻ nào có thể cạnh tranh và phát triển lớn mạnh mà không dựa vào một nguồn cung cấp hàng hóa mạnh. Với tình trạng èo uột như hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam thì Co-opmart và các chuỗi bán lẽ khác của Việt Nam sẽ dựa vào đâu để có lợi thế?

Trong môi trường kinh tế hội nhập, có cố gì thì cố, bản thân doanh nghiệp cũng không thể vượt qua được những hạn chế của chiến lược kinh tế vĩ mô. Ngược lại, các doanh nghiệp trông cậy rất nhiều vào chiến lược kinh tế vĩ mô để họ có thể nương theo mà phát triển.

Đỗ Hòa
Công Ty Tư Vấn IME Viet Nam

(Theo TBKTSG)

Comments powered by CComment

Login Form

Lịch Huấn Luyện