Một nguyên tắc mà ai cũng biết là khi hoạt động trong một môi trường kinh doanh, nếu có một sự thay đổi lớn xảy ra từ môi trường kinh doanh, thì doanh nghiệp phải điều chỉnh, thay đổi theo để thích nghi với sự thay đổi đó. Có như vậy thì mới có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững được.

thay đổi vì dịch Covid-19Tuy biết thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chủ động theo dõi, nắm bắt diễn biến môi trường kinh doanh và chủ động điều chỉnh mình. Đa phần doanh nghiệp Việt chúng ta thường chờ đến khi không có cách nào khác ngoài phải thay đổi, thì chúng ta mới thay đổi.

Diễn biến gần đây cho thấy thị trường cho hàng hóa VN đang chuyển dần từ yêu cầu chất lượng thấp đến chất lượng cao hơn, do sự dịch chuyển chính sách của TQ, và sự điều chỉnh dòng chảy hàng hóa Trung-Mỹ.

Dưới tác động của thương chiến Mỹ-Trung, TQ đang chuyển hướng tập trung vào thị trường nội địa. Họ nâng tiêu chuẩn hàng nhập khẩu như là một hàng rào kỹ thuật để bảo vệ, nuôi dưỡng sản xuất và công ăn việc làm ở trong nước. Điều này có nghĩa là một số mặt hàng của VN có chất lượng thấp đang được xuất sang TQ, sẽ có thể bị mất dần thị trường trong tương lai.

Cạnh tranh trên sân nhà cũng không còn như cũ, mà đang chuyển từ đối thủ là hàng dổm, hàng giả sang các đối thủ là hàng chất lượng cao nhưng giá không cao, bởi hiệu lực của EVFTA và bởi suy thoái kinh tế thế giới.

Ngay cả người tiêu dùng trong nước cũng đã thay đổi nhu cầu và hành vi tiêu dùng, bởi dịch CoVid và nhờ công nghệ. Người ta hạn chế đi đến chỗ đông người, hạn chế tiếp xúc gần với người lạ, và mua bán online nhiều hơn trước.

Mọi thứ đang chịu áp lực theo hướng phải tốt hơn nhưng "rẻ" hơn mới tồn tại được. Vậy với mô hình cũ, cách làm cũ, chất lượng cũ, giá thành cũ, liệu bạn có tồn tại được không?

Nếu doanh nghiệp trong nước chậm chân, thì các doanh nghiệp nước ngoài thay thế. Hàng ngoại sẽ dần thay thế hàng Việt nếu hàng Việt chậm thay đổi.

Thay đổi là khó khăn, nhưng tất cả mọi khó khăn đều có lời giải. Vấn đề là bạn có thật sự nghiêm túc, quyết đoán và kiên định để đi đến cùng với nó hay không thôi.
Có lẽ sau một hồi ngồi chờ cho sự việc thay đổi theo ý mình, rồi sẽ đến lúc bạn nhận ra rằng chính bạn mới là người phải thay đổi. Nếu bạn nhận ra điều đó sớm hơn, bạn đã không mất thời gian và cơ hội?
Né tránh vấn đề không bao giờ là giải pháp. Vì chừng nào mà bạn còn chưa giải quyết thì nó vẫn còn đó.

Hãy tự mình thay đổi chứ đừng chờ đến khi bạn bị buộc phải thay đổi.
Đỗ Hòa

Comments powered by CComment

Login Form