Bài tường thuật nội dung trình bày và phần thảo luận hỏi đáp tại sự kiện Việt Nam Business Outlook 2022, diễn ra vào ngày 18/12/2021 vừa qua.

A. Phần I trình bày của diễn giả:

Diễn giả đến từ Nielseniq cô Nguyễn Cao Ngọc Dung đã có những chia sẻ về tình hình người tiêu dùng trong thời gian qua (trước tháng 10/2021).
Có những ngành hàng tăng trưởng dù tình hình dịch bệnh Covid-19 như ngành hàng thực phẩm. Còn đa số đều đã suy giảm, kể cả tăng trưởng âm.

  • Xu hướng sắp tới là 85% người tiêu dùng Châu Á sẽ quan tâm về vấn đề chi phí, thay đổi hình thức mua sắm và tiêu dùng. Còn với người Việt thì 83% sẽ giảm thiểu việc ăn uống bên ngoài. Người tiêu dùng sẽ chuộng hàng nội địa và mua sắm trực tuyến (online) nhiều hơn (khoảng 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm online thường xuyên sau dịch Covid-19).
  • Do đó thương mại điện tử sẽ gắn liền với hành vi mua sắm. Thương hiệu nào có hàng hóa chất lượng, giao hàng nhanh sẽ chiếm được tình cảm người tiêu dùng

Diễn giả Đỗ Hòa trình bày về những ảnh hưởng của yếu tố: ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động kinh tế, tình hình kinh tế thế giới, vấn đề bảo hộ mậu dịch, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu hụt lao động, lạm phát do bơm tiền kích thích kinh tế, địa chính trị v.v…

  • Tựu trung lại các ảnh hưởng sẽ làm cho tình hình kinh doanh khó khăn, chi phí gia tăng (thiếu hụt lao động, chuỗi cung ứng bị đứt gãy), rủi cao cao do các quyết định on/off vì dịch bệnh từ chính quyền. Từ đó diễn giả cho rằng hiện nay có quá nhiều yếu tố không thể kiểm soát để có thể quản lý được.
  • Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải thích nghi để tồn tại. Diễn giả đề xuất xem xét lại chiến lược trong ngắn hạn theo từng quý để điều chỉnh phù hợp, điều chỉnh lại mô hình kinh doanh, cấu trúc lại và điều chỉnh mô hình quản lý phù hợp với tình hình hiện nay. Trong đó, ông nhấn mạnh nên dựa trên công cụ quản lý danh mục để xác định những mảng cốt lõi có thể mạnh, để đưa ra các quyết định chiến lược của doanh nghiệp liên quan đến chiến lược kinh doanh từng ngành hàng, thị trường và sản phẩm.
  • Ngay cả nguồn nhân lực thì cũng cần cân nhắc chia nhỏ những mảng công việc nào nguồn lực nội bộ đảm đương và nguồn nào sẽ outsource để tiết kiệm chi phí trong thời điểm hiện nay, nhưng vẫn tận dụng kỹ năng, trình độ tri thức của giới chuyên gia bên ngoài (phương pháp GIG).
  • Diễn giả cũng đề nghị doanh nghiệp đánh giá và tính toán lại chiến lược chuỗi cung cấp (supply chain strategy) để điều chỉnh các nội hàm (supply source, manufacturing, inventory, logistics) cho phù hợp với tình hình chuỗi cung cấp toàn cầu vốn đang bị đứt gãy như hiện tại.

Đó là bức tranh tổng quan.

Diễn giả Trần Viết Huân mở đầu phần trình bày với nhận xét chính dịch covid-19 là chất xúc tác để cho quá trình chuyển số diễn ra nhanh hơn ở các doanh nghiệp. Vậy chuyển số bắt đầu từ đâu?

  • Nếu trước đây doanh nghiệp tập trung cho trực tiếp là chính, có doanh nghiệp quan tâm đến trực tuyến nhưng không dành nhiều nguồn lực. Nhưng khi tình hình dịch bệnh Covid-19 trở nên bùng phát mạnh, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số nhanh hơn.
  • Giờ chỉ còn là tồn tại hay không tồn tại, chính câu hỏi này đã đưa các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số và cả tích hợp giữa trực tiếp vào dữ liệu số vì trong thời điểm dịch chỉ có vài cửa hàng tiện lợi được hoạt động.
  • Vậy làm sao để kết nối? Còn phương tiện vận chuyển lúc cao điểm cũng rất hạn chế buộc phải có sự tích hợp. Do đó, doanh nghiệp nào tích hợp được sẽ có nhiều thuận lợi. Trong quá trình chuyển đổi số các doanh nghiệp cần phải tích hợp nhiều nguồn dự liệu lại để làm sao có thể phân tích đánh giá lợi thế và khó khăn của từng kênh (giờ là kênh trực tiếp và trực tuyến).
  • Hàng hóa ở các nguồn phải cập nhật trong toàn hệ thống tránh trường hợp khách hàng đặt ở kênh trực tuyến nhưng không còn do kênh trực tuyến do đã bán rồi. Khái niệm bình thường mới theo diễn giả là trực tiếp kết hợp trực tuyến.
  • Cuối cùng diễn giả cho rằng chuyển đổi số chỉ thành công khi doanh nghiệp có con người sẵn sàng do đào tạo, có kiến thức, kỹ năng, văn hóa doanh nghiệp phù hợp và quy trình thực hiện. Quan trọng nữa là vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp. Diễn giả có gợi mở một hướng trong chuyển đổi số là làm sao chuyển đổi thẻ khách hàng thân thiết của các nhãn hàng thành cryto có tính chuyển đổi qua lại và thương mại được. Đây là một chia sẻ mới khá thú vị cho các nhà quản lý doanh nghiệp và marketing suy nghĩ áp dụng.

B. Phần II tọa đàm của các diễn giả

Ngoài 3 diễn giả đã trình bày ở phần I, chương trình mời thêm 3 diễn giả gồm ông Michael Minh Đỗ (chuyên gia Marketing về chuyển đổi số), ông Trần Văn Viễn (Base.vn) và ông Huỳnh Văn Thành (Misa).

Nội dung buổi tọa đàm xoay quanh các nội dung sau:
Thách thức chuyển đổi số:

  • Sự chuyển đổi hệ thống hiện tại sang hệ thống mới, quy trình làm việc mới. Do đó, không nên xem phần kỹ thuật số là tiên quyết chuyển đổi số mà phải là mục tiêu kinh doanhkhông đẩy hết chuyển đổi số cho IT trong cty.
  • Con người trong doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp vẫn là yếu tố chính cho thành công của chuyển đổi số
  • Sự không tương thích dẫn đến dữ liệu bị rời rạc hoặc các giải pháp hiện tại của doanh nghiệp không kết nối được với giải pháp của nhà cung cấp giải pháp số

Thuận lợi chuyển đổi số:

  • Dịch bệnh Covid-19 là chất xúc tác
  • Lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp đã quan tâm đến chuyển đổi số
  • Sự thúc đẩy của chính phủ trong quá trình chuyển đổi số qua các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hay các yêu cầu về chuyển đổi số như hóa đơn điện tử, khai báo thuế điện tử, thông quan điện tử, v.v…

Cách tiếp cận chuyển đổi số:

  • Các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp lớn hay SMEs đều có cách tiếp cận giống nhau. Tuy nhiên, SMEs sẽ dễ dàng hơn do không quá lo lắng nhiều về sự tương thích với hệ thống phần mềm đang sử dụng. Do đó, các SMEs dễ tiếp cận với các sàn thương mại điện tử hơn các doanh nghiệp lớn
  • Các nhà cung cấp giải pháp đã chia nhỏ các gói giải pháp ra phù hợp với từng nhu cầu của doanh nghiệp cùng với công nghệ sẵn sàng tạo thuận tiện cho việc tiếp cận của mọi doanh nghiệp tùy theo nhu cầu.
  • Trả giá cho các lựa chọn giải pháp sai trong chuyển đổi số không còn quá lớn nữa do đó cũng khuyến kích các doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng.
  • Doanh nghiệp có thể chọn đội tiên phong đầu tiên để áp dụng. Nếu thành công thì có thể nhân rộng ra từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
  • Tuy nhiên, lúc đầu còn nhiều bở ngỡ khó khăn thì doanh nghiệp cần phải kiên trì, học hỏi và khai thác tối đa công cụ số, đánh giá hiệu quả mang lại .v.v.
  • Cuối cùng là phải xem xét các giải pháp ở total cost (chi phí tổng cộng) cho các hoạt động đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng, xử lý sự cố, nâng cấp, tích hợp .v.v.

Lời khuyên chọn giải pháp số dựa vào các yếu tố nào:

  • Xem xét sự phù hợp
  • Tính năng của công cụ
  • Cam kết chất lượng
  • Tính bảo mật thông tin Bảo mật thông tin:
    Phía nhà cung cấp trong nước sẽ đầu tư để đảm bảo tính bảo mật trong các giải pháp của mình, mang đến chất lượng dịch vụ
    Phía doanh nghiệp (người sử dụng) cần phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật từ phía người doanh nghiệp và phối hợp với nhà cung cấp giải pháp quản lý sự rò rỉ thông tin tốt nhất.

Hi vọng thông tin recap giúp anh chị gợi nhớ lại các nội dung đã được trình bày trong hội thảo. Hẹn gặp lại các anh/chị trong các chương trình sau của Group!

VBO2022 – by Hai Tang

Tải slide nội dung trình bày của các diễn giả và recap phần thảo luận

Comments powered by CComment

Login Form