Cách đây không lâu, một công ty tư vấn Châu Âu đã tiếp xúc với tôi cả bằng email và điện thoại trực tiếp, và đề nghị được mua 51% cổ phần Công ty Tư vấn IME Vietnam.

Nắm 51% có nghĩa là họ trờ thành đồng sở hữu, nhưng họ nắm quyền kiểm soát công ty IME Vietnam, người đưa ra quyết định cuối cùng trong tất cả mọi vấn đề là họ.
Họ nói thẳng mục đích của đề xuất M&A nầy là họ muốn thâm nhập thị trường tư vấn Việt Nam, dù biết rõ là hiện tại tiềm năng thị trường chưa lớn.
Mục đích thứ hai, là họ muốn tôi tham gia vào đội ngũ chuyên gia tư vấn của họ để đi tư vấn cho các dự án tư vấn của họ ở các nước khác, ngoài các dự án tại Việt Nam.

Nếu xét về lợi ích tài chính trước mắt, thì câu trả lời có thể là "Yes". Nên bán đi và lấy tiền đầu tư vào việc khác hiệu quả hơn.
Còn về mặt triển vọng phát triển thì rõ ràng đứng chung với họ, một công ty tư vấn có qui mô hoạt động toàn cầu, thì IME Vietnam sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.

Tuy nhiên, sau một thời gian cân nhắc, tôi đã trả lời "No"!

- Lý do mà tôi xác lập khi rời bỏ vị trí quản lý vùng Asia-Pacific của tập đoàn Shell, một vị trí mà tôi đã nắm giữ trong 6 năm, là "muốn có những đóng góp thiết thực hơn cho kinh tế Việt Nam, muốn focus vào Việt Nam".
Thực tế là, trong 3 năm hoạt động vừa qua, dù sở trường, sở đoãn (kiến thức, kinh nghiệm, văn hóa làm việc) của tôi phù hợp với môi trường doanh nghiệp quốc tế hơn, tôi vẫn đã không nhận một yêu cầu nào đến từ các công ty nước ngoài. IME Vietnam vẫn duy trì định hướng ưu tiên phục vụ doanh nghiệp Việt Nam, cho dù làm việc với các doanh nghiệp Việt nam có nhiều khó khăn, thách thức hơn.
Nay nếu nhượng quyền kiểm soát công ty IME Vietnam cho doanh nghiệp nước ngoài và làm việc theo kế hoạch của họ, thì chắc chắn là sứ mệnh đã xác lập trên không thể thực hiện được.

- Lý do thứ hai cũng không kém phần quan trọng, bán 51% mặc nhiên IME Vietnam không còn là một doanh nghiệp Việt nữa. Một vấn đề mang tính "tự ái dân tộc" mà tôi cảm thấy khó chấp nhận!

Đỗ Hòa - Tinh Hoa Quản Trị

Login Form