Trừ số người hiếm hoi, có tố chất leadership bẩm sinh. Còn đối với hầu hết chúng ta, LEADERSHIP tốt không thể có được nhờ tham dự một khóa học leadership đắt tiền, mà chỉ có được từ một quá trình rèn luyện bản thân.

Để cấp dưới nhìn nhận bạn là một leaderTrong một bài viết trước đây, tôi có nói rằng để phát triển lớn mạnh, doanh nghiệp cần quan tâm thu hút hai thứ: Vốn và Con người.

Điều đó có nghĩa là bên cạnh nội hàm về kinh doanh và những thứ thiết yếu cho hoạt động kinh doanh, thì chiến lược doanh nghiệp phải bao gồm cả con người và tài chính.
Tôi nói thế vì tôi đã từng nhìn thấy bản chiến lược của một nhiều tập đoàn, doanh nghiệp mà trong đó không nhắc gì đến yếu tố con người!
Và theo sự chứng kiến, theo dõi của tôi, thì trong trường hợp như vậy, có đến hơn 90% khả năng là chiến lược ấy sẽ bị thất bại.

Trong bài này tôi nói về vế hai: Con người.

Mặc dù nhận thức là thế, nhưng trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp không thể build một team đủ mạnh để hiện thực hóa ý đồ của lãnh đạo, chứ chưa nói để phát triển đường dài.

Theo tôi thì nguyên nhân là do:

- Không chiêu mộ được người có tài năng.

Nếu bạn tuyển công nhân lao động trực tiếp, đứng trong dây chuyền thì không liên quan, chứ còn là các vị trí key gián tiếp, thì yếu tố "tôi sẽ làm dưới trướng ai", đóng vai trò quan trọng trong việc có tuyển được người giỏi hay không.

Bởi đơn giản là người ta đã nói, cái tầm của người lãnh đạo là cái trần về trình độ của đội ngũ. Anh không thể tuyển người giỏi hơn anh.
Nếu có tuyển được, do trả lương cao chẳng hạn, thì nhân sự ấy cũng phải hạ năng lực của mình xuống cho phù hợp với cái tầm của người lãnh đạo mình, để người lãnh đạo có thể lãnh đạo được anh ta.

- Đội ngũ làm việc thiếu lửa, thiếu sự chủ động trong công việc, chủ yếu là đối phó.

Tình trạng này xảy ra thường là do cách điều hành của người đứng đầu tổ chức, đơn vị.
Cấp trên giao việc một cách chung chung, không rõ ràng, đến khi xảy ra sai sót thì trừng phạt cấp dưới một cách nghiêm khắc. Dẫn đến tình trạng cấp dưới vì sợ bị sai, bị chửi, bị phạt, nên "chờ biểu gì thì làm đó cho chắc ăn"!

- Đội ngũ có nhiều cá nhân có trình độ, nhưng thiếu sự phối hợp với nhau, mạnh ai nấy làm.

Trường hợp này thường xảy ra khi bạn bổ nhiệm một vị trí quản lý mà các cá nhân cấp dưới cho rằng người đó không xứng tầm lãnh đạo, trình độ năng lực không thuyết phục được cấp dưới. Dẫn đến cấp dưới không hợp tác, tìm cách thể hiện cá nhân để cấp trên cao hơn thấy rằng mình giỏi hơn, xứng đáng hơn, chứ không chịu "giúp"/góp tay cho cấp trên trực tiếp hoàn thành nhiệm vụ.

Trường hợp này cũng xảy ra khi việc đánh giá thành tích, chính sách thu nhập, động viên của tổ chức, đơn vị không tốt. Hoặc có thể do chính sách thì tốt nhưng do người đứng đầu cố tình thực hiện khác đi, thiên vị theo ý mình. Dẫn đến nhân viên nảy sinh tư tưởng "dại gì làm cho người khác hưởng, làm phần mình thôi". Một số khác thì phản ứng theo kiểu thiếu hợp tác để cố chứng minh rằng "không nhờ tôi, thì nó chẳng làm được gì", "tôi cũng xứng đáng được hưởng như nó".
Tình trạng này mà kéo dài thì dẫn đến tình trạng những cá nhân có năng lực sẽ nản chí và lần lượt ra đi.

Tức nhiên là còn nhiều yếu tố khác, nhiều nguyên nhân khác nữa. Trên đây tôi chỉ mới chỉ ra một nguyên nhân phổ biến nhất tại các doanh nghiệp Việt Nam, đó là các vấn đề về nhân sự có liên quan đến LEADERSHIP.

Vậy nếu doanh nghiệp, tổ chức bạn có xảy ra một hoặc nhiều tình trạng trên và bạn muốn giải quyết cho rốt ráo, thì hãy tập trung tháo gỡ, giải quyết ở khâu chất lượng LEADERSHIP, thay vì chỉ chăm bẳm vào chất lượng TEAM.

Nếu xảy ra ở một đơn vị thì giải quyết khâu LEADERSHIP của đơn vị đó. Còn nếu xảy ra phổ biến ở nhiều đơn vị, thì giải quyết ở khâu LEADERSHIP chung của các đơn vị ấy.

Trừ số người hiếm hoi, có tố chất leadership bẩm sinh. Còn đối với hầu hết chúng ta, LEADERSHIP tốt không thể có được nhờ tham dự một khóa học leadership đắt tiền, mà chỉ có được từ một quá trình rèn luyện bản thân.

Theo đó, nếu muốn cải thiện về Leadership thì phải nhờ người có kiến thức hướng dẫn, chỉ mình cái gì cần thay đổi và cách rèn luyện để thay đổi, và kiên trì rèn luyện để thay đổi mình. Chứ không phải đi học một khóa lý thuyết về Leadership!

Đỗ Hòa - Tư Vấn Quản Lý

Comments powered by CComment

Login Form