Chiến lược kinh doanh, hay chiến lược của một đơn vị kinh doanh chỉ ra phương thức mà doanh nghiệp sẽ đối đầu với các đối thủ chủ yếu trên từng phân khúc thị trường. Không chỉ nhằm chinh phục khách hàng và chiến thắng trên thị trường hàng ngày, chiến lược kinh doanh giúp vạch ra con đường mà ngành kinh doanh sẽ phát triển về lâu dài.
Tại sao cần có chiến lược kinh doanh?
- Để kinh doanh hiệu quả và có thể phát triển bền vững lâu dài, doanh nghiệp cần phải có lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh bền vững (sustainable competitive advantages) thường đòi hỏi phải kiên trì tập trung tạo dựng trong nhiều năm, và do vậy để đảm bảo những tính toán là chín chắn, và sự theo đuổi là nhất quán, cần phải được cụ thể hóa bằng văn bản.
- Nội dung chiến lược kinh doanh một mặt, vạch ra các chính sách giúp doanh nghiệp cạnh tranh trong giai đoạn trước mắt (tactical), mặt khác giúp cụ thể hóa những sự tính toán, chuẩn bị trước của doanh nghiệp cho công việc kinh doanh của các năm sau (strategic).
- Những mục tiêu của chiến lược kinh doanh giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng kế hoạch kinh doanh (sales plan), kế hoạch sản xuất (operation plan), kế hoạch hoạt động của các chức năng (functional plans), và giúp xây dựng các thước đo đánh giá (scorecards) thành tích của đội ngũ nhân viên công ty mình.
Nội dung công việc.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường và phân tích, xác định giai đoạn của thị trường và chỉ ra các xu hướng để có một cái nhìn đầy đủ về thị trường. Từ đó xác định những cơ hội kinh doanh, những hiểm họa tiềm ẩn.
- Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường. Xác định đâu là đối thủ chiến lược, đâu là các đối thủ khu vực, kèm theo là phân tích điểm mạnh điểm yếu của từng đối thủ cũng như là chiến lược của họ.
- Đánh giá tình hình nội tại của doanh nghiệp. Phân tích năng lực cạnh tranh, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu. Đề xuất những hành động để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
- Phân tích chuỗi giá trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ ra những cơ hội tối ưu hóa giá trị, cũng như những cơ hội phát triển.
- Đề xuất mô hình quản lý phù hợp với qui mô, đặc thù hoạt động của doanh nghiệp. Kể cả mô hình, giải pháp chuyển tiếp, nếu cần.
- Xây dựng định hướng cho chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu, chiến lược sản xuất, chiến lược chuỗi cung cấp, chiến lược phân phối, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược bán hàng.
- Đề ra các chương trình sáng kiến chiến lược, cùng với lộ trình thực hiện giúp doanh nghiệp áp dụng những cải tổ trong các phòng ban chức năng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn, với các chỉ tiêu tài chính, sản xuất kinh doanh chủ yếu.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, phương thức đánh giá thành thích và hiệu quả.
- ...
Yêu cầu chuyên môn.
- Kinh nghiệm hoạch định chiến lược, với những thành tích cụ thể, không chỉ có kinh nghiệm nhưng là kinh nghiệm thất bại.
- Nắm vững những phương pháp, qui trình, công cụ đã được chứng minh hiệu quả trong thực tế chứ không chỉ từ lý thuyết trong sách vở.
- Tiếp cận chiến lược như là một phần của hệ thống quản lý doanh nghiệp tiên tiến, chứ không chỉ là một công việc chuyên môn đơn lẻ.
Đỗ Hòa - Tư Vấn Chiến Lược