Lúc ấy Việt Nam mới mở cửa được có vài năm, người ta chỉ nghe nói người từ các nơi đến Việt Nam làm sếp, làm chuyên gia, làm huấn luyện cho người Việt Nam, chứ người Việt mà làm chuyên gia cấp vùng thì chưa còn rất hiếm.
Tôi thường cảm thấy bức xúc mỗi khi ai đó bị thất bại và người ta đưa ra lời biện hộ rằng "mình thua là đúng vì họ mạnh quá". Bởi tôi không đồng ý với cách giải thích tiêu cực, chủ bại như thế.
Báo chí cũng thường hồ hởi với tin nhiều nước mở cửa thị trường osin cho VN! Có lẽ mọi người cảm thấy hài lòng với việc "thôi thì xuất khẩu sản phẩm khoa học không được, thì ta xuất khẩu osin cũng được vậy"!
Nhìn lại mình, tôi tự thấy mình đã may mắn khi đã không nói "Họ mạnh quá!"
Vào Shell được vài năm, năm 2001 tôi được cấp trên chào mời vị trí "New Market Development Manager - ASEAN+".
Khi nghe tin nầy, đa số bạn bè đồng nghiệp đã khuyên tôi không nên nhận. Lý do mà các bạn đưa ra là:
- Tôi đang có vị trí tốt, tiềm năng ở Shell VN, nếu tôi nhận vị trí cấp vùng (regional level job) mà không thành công thì khi quay về không còn chỗ, vì họ đã giao vị trí ấy cho người khác.
- Vị trí cấp vùng thì phải thường xuyên đi xa nhà, ít có thời gian cho gia đình, để enjoy life ở VN.
- Vị trí ấy đòi hỏi phải làm việc với đồng nghiệp ở các nước khác, liệu họ có chịu hợp tác với mình?
- Vị trí ấy phải cạnh tranh với các đồng nghiệp ở Singapore, Thailand, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei, Sri Lanka... về mặt năng lực chuyên môn, liệu mình có đủ tự tin là mình giỏi hơn họ về lĩnh vực nầy. Chỉ cần làm không tốt trong 1 năm, là họ sẽ cho người thay mình ngay.
...
Toàn là những lời khuyên chân tình và có lý.
Lúc ấy Việt Nam mới mở cửa được có vài năm, người ta chỉ nghe nói người từ các nơi đến Việt Nam làm sếp, làm chuyên gia, làm huấn luyện cho người Việt Nam, chứ người Việt mà làm chuyên gia cấp vùng thì chưa nghe, vì người Việt chưa đủ năng lực, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh trong môi trường thị trường tự do.
Bản thân tôi thì cũng chỉ tự nghiên cứu về kinh doanh, marketing là chính chứ chưa hề được học chính qui về quản trị kinh doanh. Trong khi anh em làm ở Shell ở các nước thì toàn là dân du học từ Phương Tây về (ở một số nước Shell được bình chọn là best employer nên họ có lợi thế trong việc tuyển dụng đầu vào), và nước họ cũng đã ở trãi qua một thời gian dài với kinh tế thị trường nên họ có nhiều trãi nghiệm hơn.
Vậy mà tôi đã không nói câu "Họ quá mạnh" để từ chối cơ hội đồng thời là thách thức ấy!
Không chỉ dừng lại với vị trí ấy, mấy năm sau tôi còn được bổ nhiệm đi làm chuyên gia ở nước ngoài, đưa gia đình ra nước ngoài 2 năm. Rồi sau đó còn được bổ nhiệm phụ trách một mảng kinh doanh lớn hơn nhiều lần của ASIA-PACIFIC, phụ trách luôn thị trường Úc, New Zealand.
Từ trãi nghiệm của cá nhân mình tôi chia sẻ một số điểm sau:
1. Lúc ấy, tôi đã không nghĩ là có điều gì đó người ta làm được mà mình làm không được.
Nếu có một khoảng cách về trình độ năng lực, thì tôi tìm hiểu và xác định nó là cái gì rồi tìm cách lấp khoảng cách ấy.
2. Tôi đã không thấy "khiếp" trước những lợi thế của các đồng nghiệp nước ngoài.
Để có thể cảm thấy tự tin, không bị "khiếp" trước những lợi thế của người khác, tôi tìm cách xây dựng lợi thế cho riêng tôi, đảm bảo rằng "cũng có những việc tôi giỏi hơn họ".
3. Tôi đã không an phận với mức lương đủ sống và công việc dễ dàng, thuận lợi ở Shell VN.
Tôi luôn suy nghĩ lạc quan, và tự tin ở bản thân mình, tôi luôn tự nói với mình rằng "đây chưa phải là đỉnh cao của mình", tôi còn có thể thành công hơn nữa, do vậy tôi còn có cơ hội để có cuộc sống tốt hơn nữa.
Một chút chia sẻ, động viên với các bạn, đặc biệt là với các bạn trẻ. Hy vọng các bạn sẽ không nói "Họ mạnh quá!" trước khi bắt đầu trận đấu như một số người đã nói.
Đỗ Hòa