fbpx

Doanh nghiệp Việt cần có một nhận thức cởi mở hơn về việc huy động nguồn lực từ bên ngoài xã hội vào việc phát triển doanh nghiệp, và cũng cần có một sự nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò và sự đóng góp của nhân sự quản lý cấp cao đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

chiến lược phát triển tinhhoaquantriTôi cho rằng Thiên Long, được biết đến với nhãn bút bi Thiên Long, là một trong số ít các công ty phát triển bức phá nhờ chuyên nghiệp hóa.

Từ doanh thu khoảng hơn 400 tỉ đồng năm 2008, đến hết năm 2016 thì doanh thu của TLG đã lên đến 2,160 tỉ đồng, một con số tăng trưởng ấn tượng.

Để đạt được sự phát triển này, đầu tiên phải kể đến vai trò của anh Cổ Gia Thọ, chủ tịch công ty, khi anh mạnh dạn tái cấu trúc, chuyển Thiên Long từ một doanh nghiệp gia đình thành một công ty đại chúng.

Việc đại chúng hóa đã giúp cho công ty có được một hội đồng quản trị mạnh nhờ sự tham gia của một số nhà đầu tư, doanh nghiệp khác, giúp công ty hoạt động ổn định.

Thiên Long là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong trong quá trình chuyên nghiệp hóa việc quản lý doanh nghiệp với quyết định tuyển CEO Võ Văn Thành Nghĩa từ bên ngoài về quản lý công ty.

Nhìn chặng đường phát triển đã qua của Thiên Long, tôi đánh giá cao định hướng chiến lược phát triển của BLĐ công ty qua việc đa dạng hóa sản phẩm, tập trung khai thác thị trường VPP vốn là một thị trường rất tiềm năn vào thời điểm ấy. Tôi cho rằng hướng đi này của TLG là một hướng đi khôn ngoan, an toàn và là hướng phát triển bền vững.

Giả dụ nếu TLG cũng lao vào BĐS, NH, CK như nhiều doanh nghiệp khác, thì chắc chắn là họ sẽ không thể đạt được một vị trí khá vững chắc trên thị trường VPP như hiện tại (65% thị phần).

Bên cạnh đó, tôi nghĩ vai trò của BGĐ công ty, đứng đầu là CEO VVT Nghĩa, là yếu tố quyết định thành công thứ hai. Bởi định hướng chiến lược tốt mà thực thi kém thì cũng sẽ không thể có được kết quả tốt. Chiến lược tốt còn đòi hỏi phải được thực thi tốt thì mới có kết quả tốt.

Và tôi nghĩ với giá trị cổ phiếu mà a Nghĩa thu được sau 10 năm, khoảng 120 tỷ đồng, cũng là tương xứng với công lao đóng góp của anh ấy.

Gần đây mọi người hẳn có nghe tin về sự ra đi của Howard Schultz, CEO Starbucks. Ông Howard Schultz sẽ ra đi vào Tháng Tư và thu nhập của ông ta sau 9 năm làm việc với vị trí CEO của Starbucks là khoảng 553 triệu đô la. Trong đó lương chỉ là 172 triệu đô la, phần còn lại là thu nhập từ cổ phiếu của công ty.

Quay lại với trãi nghiệm của mình, tôi nhớ ngày tôi được mời về KN, CT công ty cũng đã hứa sẽ chia sẻ cổ phần của công ty cho tôi như là một phần của gói lợi ích mà tôi có được cho vị trí của mình. Nhưng sau 1 năm làm việc tại đây, tôi vẫn không nghe công ty đả động gì đến chuyện ấy.
Chỉ sau khi tôi đã quyết định ra đi thì công ty mới lại đem chuyện chia sẻ cổ phần ra nói, để thuyết phục tôi quay lại.

Hy vọng dần dần rồi các chủ doanh nghiệp sẽ có một nhận thức cởi mở hơn về việc sử dụng nguồn lực bên ngoài xã hội vào việc phát triển doanh nghiệp, và cũng có một sự nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò và sự đóng góp của nhân sự quản lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Có như thế thì mới hy vọng có ngày VN sẽ có những doanh nghiệp mạnh tầm cở khu vực.

Đỗ Hòa

Pin It

Đăng Nhập