fbpx

Tất nhiên là có rất nhiều điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp nầy. Nhưng trong số đó có một điểm khác biệt rõ rệt nhất: các công ty phát triển và tồn tại lâu dài thường hoạch định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lâu dài (5 năm, 10 năm, các tập đoàn lớn thậm chí xây dựng kịch bản 20 năm). Trong khi các doanh nghiệp khác thì không (đối phó để tồn tại) hoặc chỉ hoạch định từng năm một.

Nhờ tính toán hoạch định lâu dài mà các doanh nghiệp này thường có thể chủ động khai thác và nắm bắt cơ hội từ sớm. Mặt khác cũng nhờ tính toán, hoạch định từ sớm mà họ có thể đề ra hành động ứng phó trước các rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp mình nhằm hạn chế tác động.

Các bạn có thể nói những sự kiện nghiêm trọng, tác động to lớn chẳng hạn như dịch cô vít, chiến tranh hay kinh tế khủng hoảng thì làm sao biết trước mà ứng phó?
Xin thưa rằng không có một sự kiện to lớn nào xảy ra đột ngột qua đêm. Các sự kiện lớn, tác động lâu dài thường có các tín hiệu báo trước trước khi xảy ra.

Chẳng hạn kinh tế suy thoái thì mang tính chu kỳ, và xảy ra theo kiểu nghiêm trọng dần, nên có thể nhìn thấy trước, có thể dự báo được.
Chiến tranh xảy ra cũng bắt đầu từ một điểm căng thẳng nào đó, và căng thẳng ấy tăng dần trước khi xảy ra xung đột quân sự, do vậy có thể dự báo trước.
Ngay cả dịch cô vít vừa rồi cũng có thể nhìn thấy trước từ sớm, ít nhất là 6 tháng, trước khi trực tiếp tác động đến VN. Chính tôi đã đưa tin cảnh báo trên mạng xã hội này từ cuối năm 2019, khi nó bắt đầu xảy ra bên TQ. Trong khi Bộ Y tế VN chỉ có thông báo đánh giá diễn biến tình hình (chưa có ca tử vong) từ tháng 1/7/2020.

Tình hình kinh doanh của một công ty cũng không đùng một cái mà trở nên tốt hay xấu đi, mà phải bắt đầu từ một điểm bước ngoặc nào đó, mà công ty có thể nhận ra được nếu công ty có công cụ quản trị theo dõi đánh giá thường xuyên.

Lợi thế của doanh nghiệp nếu có thể tạo ra dễ dàng nhanh chóng, thì cũng dễ dàng bị mất đi một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ có những lợi thế cạnh tranh được tính toán xây dựng qua nhiều năm thì mới là lợi thế bền vững lâu dài.

Ngay cả thương hiệu, bạn không thể xây dựng được một thương hiệu mạnh chỉ trong vài tháng, mà phải mất nhiều năm kiên trì nổ lực mới xây dựng được.

Vậy doanh nghiệp bạn có tồn tại lâu dài được hay không, trước hết là do chính bạn?

Bạn có phải tính toán, hoạch định lâu dài cho nó thì nó mới tồn tại lâu dài được chứ? Còn nếu bạn chỉ tính toán hoạch định cho đến tháng sau, năm sau, rồi đến tháng sau, năm sau hãy tính tiếp, thì có nghĩa chính bạn cũng không nghĩ là công ty mình có thể tồn tại lâu hơn thời gian ấy rồi.

Điều đó cũng có nghĩa là bạn không mong muốn doanh nghiệp mình sẽ có lợi thế cạnh tranh, sẽ có thương hiệu mạnh trong tương lai. Vì nếu bạn có tin thì bạn phải tính toán cách thức, lộ trình để tạo ra chứ?

Đừng nhầm lẫn giữa chiến lược với chiến thuật!

Chiến lược được xây dựng dựa trên những xu hướng lâu dài, những thứ không xảy ra qua đêm như tôi đã nói ở trên. Còn chiến thuật là thứ mình linh họạt ứng phó với những diễn biến, thay đổi mang tính ngắn hạn.

Để tính toán, hoạch định lâu dài, bạn cần phải nắm bắt những xu hướng, diễn biến có tác động lâu dài đối với môi trường kinh doanh (tôi gọi là phân tích vĩ mô), và có năng lực "đọc và đoán" thị truờng, tức là dự báo được những tác động của nó (tích cực, tiêu cực) để nhìn ra cơ hội cũng như những rủi ro tiềm ẩn, để mà hoạch định hoạt động của doanh nghiệp mình.

Và đó là nội dung của workshop Customer & Market Analysis tuần rồi.
Tuần này, chúng tôi hướng dẫn các bạn sử dụng kết quả đầu ra từ những phân tích của tuần trước, để phân chia thị trường và chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp.

Đỗ Hoà - on Competence Development.

Pin It

Đăng Nhập