fbpx

Chiến thắng trên thương trường không bao giờ đến một cách tình cờ, và cũng chẳng có ai có thể cứ ăn may hoài. Cách chuẩn bị tốt nhất cho một chiến thắng trong tương lai là tạo ra nó. Mà muốn tạo ra nó theo ý mình thì bạn cần xây dựng cho mình một kịch bản.

scenario analysis

Bài hôm nay tôi nói về một kỹ thuật quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp tồn tại lâu dài, sống sót qua hàng trăm năm, đều vận dụng. Trong khi nhiều doanh nghiệp (kể cả các tập đoàn lớn) ở Việt Nam thì vẫn còn xem thường.

Đó là kỹ thuật xây dựng Kịch bản thị trường.

Tức nhiên là với các anh chị trong giới điện ảnh, làm nghề tổ chức sự kiện thì họ đã hiểu rất rõ về vai trò và tầm quan trọng của kịch bản.
Thật khó mà hình dung ra những khốn khổ của việc quay một bộ phim mà kịch bản bị thay đổi xoành xoạch. Hay tổ chức một sự kiện mà thiếu kịch bản thì sẽ như thế nào. Chỉ có thể nói là hoàn toàn bị động và mọi thứ thì rối hết cả lên! Nguy cơ vỡ trận là có thể.

Vậy quay lại nói về kinh doanh, nói về vận hành một công ty, nói về đầu tư thiết bị tiền triệu đô la, nói về cơ sở hạ tầng hàng trăm tỉ, nói về cạnh tranh và phục vụ và làm hài lòng khách hàng, nói về phát triển ngành hàng mới.... Tương lai và kết quả sẽ như thế nào nếu chúng ta không có sự chuẩn bị?

Không chỉ kinh doanh, kinh tế các anh chị nhé, quân sự người ta cũng chuẩn bị, tính toán cách ứng phó ra sao dựa trên từng kịch bản.

Chiến thắng trên mặt trận và cả trên thương trường, không bao giờ đến một cách tình cờ. Và cũng chẳng ai có thể cứ ăn may hoài. Cách chuẩn bị tốt nhất cho tương lai là tạo ra nó. Mà muốn tạo ra nó theo ý mình thì phải xây dựng kịch bản. Vậy đó!

Đỗ Hòa - Chương trình huấn luyện CEO Chuyên Nghiệp

Pin It

Đăng Nhập