Quá trình toàn cầu hóa (globalization) và sự tiến bộ vũ bão của công nghệ đã khiến nhiều người tin rằng thế giới bây giờ là thế giới phẳng. Nhiều người còn cho rằng xu thế này là không thể đảo ngược.Thực tế không phải vậy.
Sự phát triển của công nghệ trong những năm qua đã giúp xóa đi đáng kể khoảng cách về không gian. Tuy nhiên, tại một số vùng trên thế giới, người ta vẫn tìm cách ngăn chặn xu thế này, họ vẫn tiếp tục duy trì những rào cản.
Chẳng hạn, vì những quan ngại về an ninh, TQ đã tìm cách ngăn cản sự thâm nhập của các sản phẩm công nghệ từ bên ngoài.Nhiều ứng dụng công nghệ của Mỹ bị cản trở khi tìm cách thâm nhập TQ (google, facebook, youtube, twitter, internet TV...).
Một số nước khác tuy cổ xúy một thế giới phẳng ở bên ngoài, nhưng lại tìm cách hạn chế mức độ "phẳng" trên chính sân nhà mình bằng các rào cản kỹ thuật (thuế, vệ sinh an toàn, xuất xứ...).
Và giờ đây thì chính TQ bị backlash. Giờ đến lược các nước khác tìm cách ngăn chặn lại các sản phẩm công nghệ của TQ.
Người bắn phát pháo đầu tiên có lẽ là Mỹ. Mỹ bắt đầu ngăn chặn các tập đoàn truyền thông lớn của TQ như Huawei, ZTE. Rồi Mỹ và một số nước khác chặn công nghệ 5G của TQ.
Và gần đây nhất là 8 công ty hoạt động trong các mảng: trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT, camera giám sát (digital surveilance) của TQ sẽ bị đưa tiếp vào danh sách blacklist.
Như vậy, những rào cản về không gian mà công nghệ đã xóa đi, bây giờ người ta đã dựng lại những rào cản mới, kết hợp với việc phục hồi những rào cản cũ (thuế, kỹ thuật), khiến cho hoạt động giao thương thế giới quay trở về giai đoạn khó khăn như trước đây.
Hệ quả của nó là gì? Có lẽ khó tránh khỏi một đợt suy thoái kinh tế mới.
Sự thay đổi của môi trường kinh doanh toàn cầu luôn kéo theo những kết quả và hệ lụy. Việc các nước lớn thúc đẩy và áp đặt luật chơi globalization đã tạo ra xu hướng outsourcing, và xu hướng này đã thúc đẩy sự bùng phát kinh tế ở qui mô toàn cầu.
Một số quốc gia kém phát triển đã nắm bắt được cơ hội và vượt lên, rút ngắn được khoảng cách với các nước phát triển. Và điều này đã khiến cho các quốc gia lớn lo ngại.
Nhưng quan trọng hơn, quá trình toàn cầu hóa, kết hợp với sự phát triển của CNTT, đã khiến cho những lợi thế về công nghệ vốn là lợi thế đặc trưng của các nước lớn, bị mai một dần đi.
Sau khi nhận ra những mối đe dọa tiềm ẩn mà quá trình toàn cầu hóa mang lại. Chính các nước thúc đẩy luật chơi toàn cầu hóa giờ đây đang cố quay ngược lại xu thế này.
Mỹ rút ra khỏi các thỏa thuận chung, đa phương, thay vào đó là các thương lượng song phương. UK thì rút ra khỏi khối kinh tế chung EU, và sẽ bắt đầu quá trình thương lượng song phương riêng lẻ với từng quốc gia, tổ chức.
Thế giới chưa bao giờ phẳng. Người ta chỉ đạp bỏ đi rào cản vì nghĩ rằng như thế thì mình sẽ được lợi hơn người khác thôi.
Đỗ Hòa - on Macro Environment.