fbpx

Khi nói đến CSF (critical success factors) của Bán lẻ nói riêng và những ngành kinh doanh nhằm vào thị trường mass khác nói chung, chúng ta thấy có một điểm chung: trường vốn!

 

Shop & GoKhi xây dựng kế hoạch kinh doanh để thâm nhập thị trường Bán lẻ của mình, nhà đầu tư phải tính toán đầy đủ cho một quá trình nỗ lực liên tục ít nhất là 5 năm.
Tức nhiên, kèm theo đó là một chiến lược (thâm nhập, tạo chỗ đứng trên thị trường này bằng cách nào, dựa vào lợi thế cạnh tranh nào?).

Những doanh nghiệp bỏ cuộc chơi sớm thường rơi vào các trường hợp:

1. Không có kế hoạch đầy đủ, nên không tính toán trước, không chuẩn bị đầy đủ (bạn nào có tham dự buổi offline về Bán lẻ của Group Quản Lý Doanh Nghiệp hẳn còn nhớ những nội dung cần chuẩn bị cho sự ra đời của một chuỗi bán lẻ). Đặc biệt là vốn, nên lỗ vài năm là shock, hết vốn hoặc còn nhưng không dám bơm thêm.

2. Do không có chiến lược cạnh tranh bài bản nên gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các đối thủ khác. Dẫn đến bị động, bế tắc trong đường lối kinh doanh.
Nếu bạn không có lợi thế gì thì tốt hơn hết là không nên kinh doanh, người ta đã nói vậy rồi.

3. Quản lý kém. Bán được, tăng trưởng đều, nhưng kém hiệu quả do quản lý kém. Tỉ lệ thất thất thoát do mất mát trong cửa hàng cao, hư hỏng và hao hụt trong quá trình vận chuyển và lưu kho cao, số lượng điểm mở mới kém hiệu quả phải đóng cửa quá nhiều, và nhiều lổ hổng khác do nhân viên tiêu cực...

Lợi thế của người trường vốn là họ cũng có thể gặp những vấn đề như trên, nhưng nhờ nhiều vốn, họ chấp nhận bỏ chi phí để học hỏi, và tìm cách khắc phục dần (khắc phục cũng phải có tiền: thuê người giỏi, đầu tư công nghệ, thuê tư vấn đưa ra giải pháp...). Trong khi người ít vốn mà lại tính toán không chặt chẻ, thì là chết chắc!

Đỗ Hòa - Tư Vấn Chiến Lược

Pin It

Đăng Nhập