Tinh Hoa Quản Trị cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng Hệ Thống Quản Lý Doanh nghiệp theo phương thức Strategic Management, được ứng dụng phổ biến trên thế giới hiện nay.

Hệ Thống Quản Lý Strategic Management là gì?

  • Hệ thống quản lý Strategic Management (Quản Trị Chiến Lược) là hệ thống quản lý được phát triển đáp ứng yêu cầu quản lý ở giai đoạn 4 của lịch sử cách mạng hoạch định kinh doanh của doanh nghiệp (giai đoạn 1: Financial Planning; giai đoạn 2: Forecast-based Planning; giai đoạn 3: Externally Oriented Planning; giai đoạn 4: Strategic Management). Theo đó việc hoạch định hoạt động doanh nghiệp được thừa kế từ giai đoạn 3 (dựa trên các yếu tố bên ngoài), và hoạch định trước mục tiêu mà mình muốn đạt được (positioning), hoạch định cách mà doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu ấy (strategy), và hoạch định kế hoạch thực thi (strategic plan).
    Khung thời gian hoạch định trước có thể là 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm tùy doanh nghiệp. Trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ thường hoạch định 5 năm, doanh nghiệp lớn thì 10 năm và các tập đoàn thì 20, 25 năm. Hệ thống này cũng được ứng dụng cho việc hoạch định phát triển quốc gia, và khung thời gian hoạch định thường là 50 năm.
    Theo nhu cầu trên, các tập đoàn hàng đầu thế giới đã nghiên cứu và phát triển một hệ thống quản lý doanh nghiệp phù hợp với phương thức hoạch định strategic management, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vận hành strategic management một cách có hiệu quả nhất, và hệ thống này đã không ngừng được cải tiến trong nhiều năm qua.

Đối Tượng Của Hệ Thống

  • Đối tượng chính của hệ thống quản lý thì luôn luôn là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả mọi chức năng khác trong hệ thống được lập ra chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất, đó là làm cho hoạt động kinh doanh được vận hành hiệu quả nhất, nhằm mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng.

Cầu Thành Hệ Thống

Hệ thống cấu thành từ 4 thành phần chính và nhiều thành phần phụ.

  1. Kế Hoạch Kinh Doanh. Do mục đích của mọi doanh nghiệp là kinh doanh, nên hoạt động lõi của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh. Vì hoạt động kinh doanh được hoạch định theo phương thức Strategic Management nên hoạt động này được thể hiện qua Chiến lược Kinh doanh (Corporate/Business Strategy) và Kế hoạch Chiến lược (Strategic Plan).
  2. Kế Hoạch Chuỗi Cung Cấp. Chuỗi Cung Cấp hoạt động song song với hoạt động kinh doanh, nó cung cấp đầu vào là sản phẩm, dịch vụ để bộ phận kinh doanh chào mời, chuyển giao đến cho khách hàng. Chính vì đặc thù này nên hoạt động chuỗi cung cấp cũng phải được hoạch định bám theo hoạt động kinh doanh và được hoạch định theo phương thức Strategic Management. Cụ thể là Strategic Supply Chain Management.
    Lưu ý rằng tùy vào đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp mà chuỗi cung cấp có qui mô lớn hay nhỏ, bao gồm nhiều công đoạn hay một công đoạn trên chuỗi giá trị.
  3. Kế Hoạch Nhân Sự. Do hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp được thực hiện thông qua đội ngũ nhân sự, nên chức năng nhân sự (HR Management) phải được gắn liền với Kế Hoạch KInh Doanh. Và cũng như hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý nhân sự cũng cần phải được hoạch định theo phương pháp Strategic Management, cụ thể là Strategic HR Management (Quản Trị Nhân Sự Chiến Lược).
  4. Kế Hoạch Tài Chính. Tương tự như HR, Tài chính là một trong hai nguồn lực cốt lõi cần thiết cho hoạt động kinh doanh nên cần được hoạch định theo Kế Hoạch Kinh Doanh. Cụ thể là Strategic Financial Management (Quản Trị Tài Chính Chiến Lược)

Ngoài 4 thành phần chính nêu trên, một hệ thống quản lý còn có nhiều cấu thành phụ khác như (R&D, Legal, Design, QM, IT, Technology ...)

Yếu Tố Quyết Định Hiệu Quả Của Hệ Thống

  • Cũng như bất kỳ hệ thống nào khác, tính hệ thống chính là yếu tố quyết định quan trọng nhất của một hệ thống quản lý. Điều đó có nghĩa là các thành phần của hệ thống phải được thiết kế và tổ chức nhằm có thể phối hợp với nhau thật thông suốt. Nhằm để hoạt động kinh doanh được phát huy tối đa, trong khi vừa đảm bảo yêu cầu quản lý (hiệu quả), vừa đảm bảo yêu cầu kiểm soát (rủi ro).
  • Để đạt được yêu cầu trên, hệ thống quản lý doanh nghiệp cần phải được thiết kế với một quan điểm, một cách tiếp cận nhất quán. Không nên chia nhỏ manh mún từng thành phần riêng lẻ. Kiểu như nhờ một bên thiết kế vận hành kinh doanh trước, rồi nhờ bên khác thiết kế hệ thống nhân sự, rồi lại một bên khác thiết kế hệ thống tài chính... Kinh nghiệm cho thấy cách làm này tốn chi phí đầu tư cao, lại không giúp hình thành được một hệ thống quản lý nhất quán được. Thường phải mất thêm công sức để điều chỉnh thiết kế, bổ sung các công cự nhằm có thể kết nối, tích hợp các hệ thống lại với nhau thành một hệ thống.
    Cách làm tối ưu là thiết kế tích hợp 4 thành phần chính một lần, rồi sau đó tích hợp các thành phụ sau.

Tại Sao Chọn Hệ Thống Quản Lý Strategic Management?

  • Muốn doanh nghiệp tồn tài lâu dài thì phải hoạch định doanh nghiệp với tầm nhìn lâu dài.
  • Doanh nghiệp cần chủ động kiến tạo tương lai cho mình, chủ động chọn thị trường có tiềm năng hấp dẫn đối với mình, chứ không chờ "số phận đưa đẩy".
  • Doanh nghiệp cần nhìn thấy trước cơ hội để nắm bắt trước, trước khi đối thủ của mình nhìn ra.
  • Doanh nghiệp cần nắm giữ trước những gì cần nắm giữ, cần chủ động kiến tạo nền tảng cho lợi thế cạnh tranh.
  • Và doanh nghiệp cần phải nhận ra từ sớm những rủi ro, mối đe dọa đối với mình, để có thể ứng phó kịp thời.
  • Hệ thống quản lý Strategic Management dù đã được hình thành từ hàng chục năm, nhưng đến hôm nay vẫn là sự lựa chọn phổ biến trên thế giới. Nó là sự lựa chọn bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững lâu dài. Nó là nền tảng duy nhất giúp giải phóng lãnh đạo, nhờ vào hiệu quả quản lý và tính kiểm soát cao của nó.

Tại Sao Chọn Tinh Hoa Quản Trị?

Chúng tôi có kiến thức đầy đủ, toàn diện về hệ thống quản lý doanh nghiệp Strategic Management. Đặc biệt là chúng tôi đã có nhiều năm tổ chức quản lý và vận hành doanh nghiệp với phương thức Strategic Management, nên chúng tôi có năng lực tổ chức thiết kế và triển khai một hệ thống quản lý hoàn chỉnh với hiệu quả cao, mà không cần phải nhờ đến một bên thứ ba nào khác.
Hệ thống do chúng tôi thiết kế là theo tiêu chuẩn quốc tế, nên hoàn toàn tương thích và sẵn sàng để triển khai ứng dụng phần mềm ERP.
Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian triển khai, và giảm thiểu rủi ro thất bại.

TINH HOA QUẢN TRỊ

Đăng Nhập