fbpx
tạo dựng năng lực lõi

Trong điều kiện kinh tế toàn cầu không thuận lợi, khi mà các thị trường xa đang gặp khó khăn, còn họạt động gia công OEM thì thiếu đơn hàng, thì lối ra cho các doanh nghiệp chính là thị trường nhà và thị truờng khu vực. Để có thể đứng vững được trên thị trường nhà và khai thác được thị trường khu vực thì các doanh nghiệp VN phải làm gì? 

Hai ngày Chiến lược và Hoạch định tuần rồi giúp các anh chị lãnh đạo doanh nghiệp nắm đụợc cấu trúc chiến lược trong một doanh nghiệp là như thế nào, vai trò nhiệm vụ của từng cấp chiến luợc, và liên kết với hoạt động kinh doanh, marketing của doanh nghiệp như thế nào. 

Kiến thức này là vô cùng quan trọng, bởi trong quá trình kinh doanh chúng ta biết rằng có những yêu cầu từ hoạt động kinh doanh mà ở góc độ bán hàng và marketing không thôi thì không thể giải quyết được. Những yêu cầu này nếu không giải quyết được thì sẽ rất khó để bán được hàng và kinh doanh hiệu quả, nói chi đến phát triển lớn mạnh.

Tại sao vậy?

Bởi vì chiến lược kinh doanh mà nòng cốt là chiến lược marketng, có nhiệm vụ tạo dựng năng lực cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp. Thiếu vắng sự hỗ trợ của một chiến lược kinh doanh tốt, coi như mình tung quân ra thị trường bán hàng mà không quan tâm đến yếu tố cạnh tranh!

Không chỉ học để biết cách tạo dựng năng lực cạnh tranh cho mình, để hoạch định con đường phát triển cho doanh nghiệp mình, các anh chị còn học phương thức, bài bản và lộ trình phát triển mở rộng mà một doanh nghiệp phải đi qua. Lớn thì phải lớn đồng bộ, lớn thì phải lột xác, phải cởi bỏ đi lớp vỏ cũ chật hẹp thì mới lớn được, chứ không thể chỉ một vài mảng trong doanh nghiệp phình lớn ra (chẳng hạn như kinh doanh), còn các mảng khác thì không lớn, vẫn như cũ.

Chẳng hạn, để lớn thì ít nhất phải có năng lực tổ chức, thực thi các sáng kiến chiến lược như thế nào cho chặt chẽ mà mình có thể quản lý được, hạn chế những rủi ro do đi lệch hướng, do triển khai không đến nơi đến chốn. Và sao cho cái mới nếu không thành công như mong đợi thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến những thành tựu đã tạo dưng được. Thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp liên tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, để rồi một thời gian ngắn sau đó lại lần lượt đóng lại. Trở về với ngành nghề, sản phẩm trước đây của mình. Điều này cho thấy rằng đã có điều gì đó không ổn trong phương thức và lộ trình phát triển mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.

Học cách "đọc thị trường" vĩ mô (phân tích chiến lược) cũng rất hữu ích cho các anh chị lãnh đạo doanh nghiệp. Nó giúp chúng ta hiểu tại sao thị trường xấu như vậy, khi nào thì có thể gọi là đã "chạm đáy", để quay đầu chuyển hướng tốt dần lên ... nhờ biết đọc và đánh giá được các động lực mang tính chỉ báo của môi trường vĩ mô.

Trong điều kiện kinh tế toàn cầu không thuận lợi như hiện nay, khi mà các thị trường xa đang gặp khó khăn, còn họạt động gia công OEM là không thuận lợi, thì lối ra cho các doanh nghiệp chỉ có thể là thị trường nhà và thị truờng khu vực. Và để có thể đứng vững được trên thị trường nhà, và khai thác thị trường khu vực, thì các doanh nghiệp VN phải làm gì? 

Tôi cho là các doanh nghiệp VN cần phải nâng cao năng lực marketing của doanh nghiệp mình. Tôi nhấn mạnh là NĂNG LỰC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP, chứ không chỉ ở cấp độ cá nhân hay phòng ban. Bởi đây chính là điểm yếu của chúng ta khi so với các đối thủ khu vực.

Lãnh đạo một số doanh nghiệp sau đi học thử buổi đầu, đã quyết định đưa cả dàn lãnh đạo cao cấp của mình đi học, và học hết tất cả các chuyên đề. 
Học có mang lại kết quả gì không? Có giúp tự tin hơn về năng lực cạnh tranh của mình hay không? Kết quả kinh doanh có chuyển biến bước đầu gì hay không? Có tạo ra đột phá gì không? Hãy hỏi họ!

Chuyên đề của T6,T7 tuần này là Đề Xuất Giá Trị Khách hàng.

Đỗ Hòa - TINH HOA QUẢN TRỊ

Pin It

Đăng Nhập