Leadership hiệu quả, theo tôi, là khả năng vận dụng và kết hợp một cách sáng tạo và linh hoạt giữa khoa học (skills) với nghệ thuật (style).
Tại sao phong cách lãnh đạo của người Mỹ thì không phát huy ở Nhật?
Tại sao phong cách lãnh đạo của người Nhật thì không phù hợp ở môi trường Việt Nam?
Và tại sao ngay ở Việt Nam, phong cách lãnh đạo trong môi trường nhà nước, thì không hiệu quả trong môi trường doanh nghiệp ngoài xã hội?
Và tại sao phong cách lãnh đạo doanh nghiệp đại chúng thì khó mà phát huy trong môi trường doanh nghiệp gia đình?
Điều gì tạo nên sự khác biệt?
Vâng, nói đến leadership là nói đến mục tiêu và đội ngũ.
Mục tiêu thì có thể giống nhau, sự khác biệt thường nằm ở đối tượng lãnh đạo, tức là đội ngũ. Và nói đến đội ngũ tức là nói đến những cá thể con người, với đầy đủ những thuộc tính như: năng lực, nhận thức, văn hóa, tính cách.
Phong cách leadership hiệu quả là sự vận dụng phù hợp với bối cảnh, sao cho vừa có thể address được những dị biệt, vừa tìm ra được những điểm chung để kết nối mọi người, và vừa phát huy được những mặt mạnh của những con người trong đội ngũ ấy, để qua đó hoàn thành mục tiêu chung.
Một phong cách leadership hiệu quả, thường là phong cách có thể dẫn đến đạt mục tiêu, nhờ phù hợp với đội ngũ.
Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn, hoặc chưa tách bạch được giữa kỹ năng leadership (skill) với phong cách leadership (style).
Kỹ năng thì ai cũng hiểu rồi, đó là các phương pháp, qui trình thực hiện một việc gì đó có kết quả. Kỹ năng mang tính khoa học cao, có thể hệ thống hóa, chuẩn hóa để giảng dạy.
Còn phong cách thì phụ thuộc vào khả năng đánh giá, cảm nhận đối với đối tượng lãnh đạo để qua đó mà chọn cách tiếp cận cho phù hợp với từng bối cảnh.
Nên cho dù người ta có cố gắng hệ thống hóa thành một số style chung (authoritarian, paternalistic, democratic, laissez-faire, transactional...), nhưng thách thức vẫn là làm sao để biết khi nào, với ai thì áp dụng style nào.
Do đó, hiệu quả của leadership phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thấu hiểu, sự nhạy cảm với con người.
Leadership hiệu quả, theo tôi, là khả năng vận dụng và kết hợp một cách sáng tạo và linh hoạt giữa khoa học (skills) với nghệ thuật (style).
Bê nguyên các tiêu chuẩn leadership của nước ngoài vào VN, cho dù là phù hợp về mặt mục tiêu, thì cũng khó mà phù hợp với đội ngũ (văn hóa, nhận thức, trình độ, tính cách).
Do vậy dạy, hay coach về leadership mà rập khuôn là không đủ, mà phải kết hợp dạy (đúng hơn là rèn luyện) cách vận dụng (đọc cảm xúc của đối tượng, đánh giá họ và đề ra phương pháp tiếp cận phù hợp).
Theo tôi thì phần đầu thường không khó bằng phần sau. Nhưng khổ nổi phần sau không thôi thì không làm nên một leader!
Đỗ Hòa - Tư Vấn Quản Lý Doanh Nghiệp
P.S.
Để có kiến thức mà viết nội dung trên, bản thân tôi đã trải nghiệm thực tế với những tình huống đầy thách thức khó khăn.
Năm 2005 tôi giữ một vị trí regional và làm việc dưới quyền một người HK (global). Anh này đã phê bình phong cách lãnh đạo của tôi. Anh ta nói rằng tôi không lãnh đạo Team ASIA-PAC của mình như phong cách của mấy sếp cấp trên, mà anh ta cho là chuẩn mực.
Tôi đã phải bảo vệ và giải thích với anh ta về sự khác biệt về đối tượng lãnh đạo (văn hóa, năng lực, nhận thức, tính cách), kể cả xuất thân của tôi vốn là người từ một quốc gia kém phát triển.
Môi trường của tôi không như các sếp ở Châu Âu hay Mỹ.
Anh ta không dễ chịu thuyết phục, nhưng điều mà anh ta không thể chối bỏ, đó là hiệu quả.
Tôi hỏi anh ta rằng, dựa vào đâu để đánh giá hiệu quả của một leadership style? Có phải là business performance? (trong suốt nhiệm kỳ của tôi, dù là một brand cao cấp phải cạnh tranh với các đối thủ local, nhưng team chúng tôi luôn dẫn đầu thị trường về thị phần).
Lúc ấy anh ta mới thôi không challenge tôi về leadership style của tôi.