fbpx
Kỹ năng quản lý nhân sự

Đặc điểm nổi bật của những doanh nghiệp có nhân viên gắn bó lâu dài, kể cả những khi khó khăn là gì? Đó là "không khí gia đình" trong doanh nghiệp. 

Điều này từ góc độ chuyên môn Human Resource Management, chúng tôi gọi là sự tương tác thường xuyên một cách cởi mở giữa người chủ doanh nghiệp (hay cấp trên trực tiếp) và người làm thuê (nhân viên cấp dưới).

Cần lưu ý rằng tương tác thường xuyên không nhất thiết phải là những cuộc "họp" nghiêm túc, căng thẳng, mà có thể là những cuộc trò chuyện, trao đổi thân tình trong giờ làm việc hoặc ngoài giờ làm việc.

Các sếp có thể trao đổi nội dung gì?

  1. Tìm hiểu, nắm bắt tình hình thực hiện công việc được giao. Kiểu: "Việc của em có ổn không?". Hay "doanh thu bên em dạo này có vẻ hơi chậm lại nhỉ? Có khó khăn gì à?"
  2. Đưa ra lời khuyên, cung cấp thông tin có liên quan, gợi ý hướng giải quyết. Kiểu: "Chị thấy bên kia họ giải quyết theo cách này..., thấy cũng hiệu quả nè.". Hay: "Sao em không thử làm theo cách này ... "...
  3. Động viên nhân viên, lên dây cót giúp nhân viên vượt qua trở ngại để hoàn thành công việc. Kiểu: "Uhm, anh rất hiểu những khó khăn của tụi em. Nhưng anh nghĩ em sẽ làm được. Cố lên em!", hoặc: "Để anh xem có thể xin đổi cho em cái lap khác nhanh hơn hay không."
  4. Định hướng phát triển sự nghiệp. Giúp nhân viên nhìn thấy cơ hội phát triển, tương lai tốt hơn của mình với công ty. Kiểu: "Chị thấy em rất có tiềm năng để phát triển về .... Nếu em chịu khó học thêm kỹ năng ... nữa, thì sẽ có khả năng lên thay sếp ... một ngày không xa, khi công ty mở thêm mảng kinh doanh mới."
  5. Tìm hiểu về hoàn cảnh riêng, những khó khăn trong cuộc sống để hỗ trợ. Kiểu: "Sao em không xin vay tiền công ty để mua xe máy mà đi làm cho tiện" (bạn ấy thường xuyên đi làm muộn). Hoặc "Để anh nhờ bà xã anh hỏi có chỗ nào xin cho vợ em đi làm lại (vợ bạn ấy mất việc)...

Nếu các sếp mà làm được vậy thì ai mà chẳng muốn về làm dưới trướng bạn? Và nếu các sếp mà đối xử với nhân viên cấp dưới như vậy thì ai đành bỏ đi nơi khác?

Một số sếp nói với chúng tôi: "Mình cũng muốn gần gủi với anh em lắm chứ, nhưng hình như tụi nó tránh tiếp xúc với mình".
Điều này là có, đặc biệt là đối với những sếp chỉ quan tâm đến nội dung (1), và khi thấy kết quả không như ý muốn thì quát nạt nhân viên, thay vì giúp họ tháo gỡ và động viên họ.

Thực ra các sếp còn có thể làm tốt hơn nhiều nếu chịu khó nghiên cứu và áp dụng các kỹ năng về HRM. Và để nắm bắt các kỹ năng quản lý con người theo tiêu chuẩn quốc tế thì các sếp có thể học tại chương trình CEO Chuyên Nghiệp của chúng tôi. Có lẽ chưa có chương trình huấn luyện CEO nào có nội dung về HRM chuyên sâu như chương trình của chúng tôi.

Và sếp nào lâu nay suy nghĩ: làm CEO, làm quản lý chuyên môn thì không cần phải có kiến thức và kỹ năng nhân sự, thì suy nghĩ lại nhé!

Đỗ Hòa - on Human Resource Management

Pin It

Đăng Nhập